Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi- những điều mẹ nên biết

Mềm mại cho bé - An lòng cho mẹ

Hotline hỗ trợ: 0376 131 539

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi- những điều mẹ nên biết
Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi- những điều mẹ nên biết
22/02/2024 02:57 PM 90 Lượt xem

Sự phát triển ở em bé sơ sinh 1 tháng tuổi

Cân nặng và chiều dài

Trọng lượng bình thường của trẻ sơ sinh khi lọt lòng mẹ từ 2,5kg trở lên. Đối với trẻ dưới 2,5kg thì được gọi là đẻ non, đẻ thiếu tháng hoặc bị thiếu dinh dưỡng và cần chăm sóc đặc biệt từ bệnh viện cũng như bác sĩ.

Những ngày đầu tiên với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hay bú sữa công thức thì những em bé sơ sinh đều sụt cân nhưng chỉ đến tuần thứ hai thì em bé sơ sinh sẽ lấy lại được trọng lượng khi chào đời. Chiều dài trung bình của em bé sơ sinh là từ 47cm đến 52cm. Bé gái thường có chiều dài ít hơn bé trai từ 2cm đến 4cm.

Lịch sinh hoạt của em bé sơ sinh 1 tháng tuổi

Em bé sơ sinh làm rất giỏi ba việc: ăn, ngủ, khóc. Phần lớn các động tác của trẻ sơ sinh mang tính chất tự vệ. Đây là những biểu hiện rõ nhất cho bản năng sinh tồn ở em bé sơ sinh. Trẻ sơ sinh sẽ đưa miệng để tìm ăn, bú và nuốt tất cả mọi thức ăn lỏng khi bản năng của trẻ tìm được đưa vào miệng. Trẻ sơ sinh thở, ngáp, hắt hơi, ho, sợ hãi, phản ứng lại với tiếng động mạnh và đột ngột. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phương thức diễn đạt là bằng tiếng khóc: đói, khó chịu hay sợ hãi, trẻ đều nhờ cậy vào phương thức phản kháng này.

Sự phát triển giác quan ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Năm giác quan của trẻ sơ sinh ít nhiều đều đã phát triển. Cơ thể lớn lên, các giác quan cũng sắc bén thêm giúp bé dần nhận thức được thế giới bên ngoài.

  • Thị giác tuy lúc mới chào đời của bé khá thô sơ, bé vẫn nhìn thấy và phản ứng lại. Tuy nhiên các cơ ở mắt chưa được phối hợp tốt với nhau. Các cơ mắt phối hợp với nhau giúp trẻ sơ sinh nhìn lâu và dõi theo một ánh sáng đặt trước mặt bé từ bốn đến sáu tuần sau sinh
  • Vị giác của trẻ sơ sinh khá sơ sài nhưng trẻ đã phân biệt biệt được vị thức ăn ngon hay dở
  • Khứu giác thì chưa giúp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phân biệt được mùi thơm hay mùi khó chịu, phải từ tuần thứ hai hoặc thứ ba trở đi trẻ mới phân biệt được mùi khó chịu
  • Thính giác do tai giữa không có không khí trong ngày đầu hay ngày thứ hai  nên trẻ sơ sinh chưa nghe được. Khi không khí vào tai giữa trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bắt đầu nghe rõ
  • Xúc giác lúc trẻ sơ sinh rất sơ xài nhưng môi và miệng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi rất nhạy, nhờ đó trẻ sơ sinh làm quen ngay được với các động tác bú mẹ

Bé 1 tháng tuổi biết làm gì?

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi dành phần lớn thời gian để ngủ. Vì vậy, ở tháng đầu ba mẹ thường khó nhận ra sự thay đổi của bé. Mặc dù chỉ chạm được tới những cột mốc nho nhỏ, nhưng đây sẽ là nền tảng cho sự phát triển của bé trong tương lai.

Thể chất và vận động

Trẻ 1 tháng tuổi biết làm gì? Bé cưng của mẹ đã biết điều khiển đôi bàn tay bé nhà, với các cử động như giật, quơ tay, đưa tay lên miệng hay nắm chặt tay. Nếu đặt bé nằm sấp, chúng có thể quay đầu sang trái, sang phải.

Xúc giác và khứu giác

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể nhận diện được mùi vị sữa mẹ, cũng như phân biệt vị đắng hay chua. Minh chứng cho điều này là bé sẽ né tránh khi được cho nếm vị mà bé không thích. Ngoài ra, bé cũng tỏ ra yêu thích với mùi dễ chịu.

Thị giác và thính giác

Bé 1 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ có thể ngạc nhiên, nhưng ở giai đoạn này bé đã có thể tập trung nhìn 1 vật có khoảng cách 25 – 30cm. Đồng thời đưa mắt nhìn theo 1 vật chuyển động. Đặc biệt, bé cũng có thể nhận ra giọng nói quen thuộc và hướng mắt nhìn về phía phát ra âm thanh.

Khám phá hành vi của trẻ

Trong khoảng thời gian này, một số bé đã biết nhoẻn miệng cười như một phản xạ. Bên cạnh đó, giai đoạn này mẹ cũng sẽ phải vất vả hơn khi bé có thể khóc rất thường xuyên mà không có lý do rõ ràng. Dân gian gọi đây là hiện tượng khóc dạ đề. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng, quãng thời gian vất vả này sẽ nhanh chóng biến mất khi con dần lớn lên, thường là sau 4 – 6 tháng tuổi.

Trí não của trẻ 1 tháng tuổi

Ngoài lúc ngủ, trẻ thích lắng nghe và quan sát những sự vật đang diễn ra xung quanh. Mẹ biết không, bé cưng cũng biết chán đó, con sẽ tỏ ra khó chịu, cáu kỉnh nếu phải nhìn hoài một sự việc được lặp đi lặp lại. Ở giai đoạn này, bé sẽ bị thu hút bởi những vật có độ tương phản về màu sắc hơn so với những vật có màu nhạt.

Trong mắt trẻ, gương mặt của ba mẹ cũng có sự tương phản như thế. Vậy nên đôi khi, bạn có thể bắt gặp ánh mắt trẻ chăm chú quan sát hoặc lắng nghe bạn nói. Tuy nhiên, do hai mắt của trẻ chưa có sự phối hợp ăn ý nên không thể đảo mắt theo kịp vật di chuyển.

 

Kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tháng tuổi

Mẹ biết không, khóc là cách để trẻ diễn đạt mong muốn hay giải tỏa sự khó chịu với mọi kích thích đang diễn ra. Sau những cơn khóc, trẻ thường thì thầm “Ư”, “A”, nghe rất đáng yêu! Những âm thanh này được phát ra từ thanh quản, khác hoàn toàn với khi khóc.

Mặc dù trẻ chưa nói rõ một một, nhưng những thanh âm đầu tiên này là bước khởi đầu quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sau này. Ba mẹ hãy cố gắng dành thời gian trò chuyện, hát hay đọc sách cho bé thường xuyên. Mặc dù trẻ không hiểu và đáp lại nhưng chúng vẫn rất thích được lắng nghe giọng nói của bạn đó! 

Kỹ năng giao tiếp của bé 1 tháng tuổi
Kỹ năng giao tiếp của bé 1 tháng tuổi

Cảm xúc của trẻ 1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đã có thể nhận biết và tỏ ra thích thú khi nhìn thấy mẹ. Trẻ sẽ có những hành động như đá chân, vung tay, thậm chí là nhoẻn miệng cười khi bạn tới gần. Càng về những ngày cuối tháng đầu tiên, bé yêu sẽ cười nhiều hơn, thậm chí là cười đáp lại với những người xung quanh.

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ rất rất nhiều, mỗi ngày trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ từ 16 đến 18 tiếng đồng hồ thậm chí có trẻ ngủ đến 20 tiếng đồng hồ liền và chỉ hé mắt khi đói hoặc ướt tã. Cứ mỗi 2 -3 giờ trẻ sơ sinh tỉnh dậy để ăn, ăn một lần và ngủ các giấc tiếp theo. Giấc ngủ đối với giai đoạn 1 tháng tuổi rất vô cùng quan trọng đối với trẻ, ngoài ra bố mẹ còn cần tạo không gian giúp cho trẻ ngủ sâu, đủ giấc. Đặc biệt bố mẹ cùng như người thân cần nắm được các dấu hiệu mà trẻ đưa ra cho chúng ta nhận biết là trẻ sẵn sàng ngủ như dụi dụi mắt, ngáp, nhìn xa xăm, quấy,.. tránh việc kéo dài cơn buồn ngủ quá lâu làm trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi khóc và không chịu ngủ.

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Bách khoa lời khuyên từ các chuyên gia dành cho cả gia đình là nên tạo những khung giờ cố định, môi trường quen thuộc để trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi biết được đây là giờ đi ngủ như:

  • Giảm ánh sáng trong phòng (hoặc bật đèn ngủ lên)
  • Ôm ấp, vỗ về bé, hát nhỏ nhỏ cho bé nghe những bài êm dịu
  • Đọc một câu chuyện ngắn nào đó

Thực tế thì khi mới chào đời được 1 tháng tuổi sẽ có những trẻ sơ sinh (trộm vía) thiết lập được giờ ngủ rất ngoan nhưng ngược lại có những trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có trẻ sẽ hay khóc về đêm bố mẹ chú ý đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Bách khoa lời khuyên cho cả gia đình cần giúp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi  vượt qua thời gian khủng hoảng, cũng như cả gia đình cần chuẩn bị tốt tâm lý để chăm trẻ sơ sinh được tốt nhất. Tuyệt đối tránh để trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thức vào ban ngày để cho trẻ sơ sinh ngủ vào ban đêm vì điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.

 

Chăm sóc đường ruột của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Mỗi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thói quen đường ruột khác nhau. Trong những tuần đầu đời, một số trẻ  sơ sinh 1 tháng tuổi đi ngoài thường xuyên, gần như mỗi lần cho bú là một lần đi ngoài, có thể hơn 10 lần /ngày, một số trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chỉ đi một hoặc một vài lần trong tuần.

Một hai ngày đầu, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ đi phân su – màu xanh đen, dính đặc. Những ngày sau đó, phân của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ chuyển sang màu xanh. Vào cuối tuần đầu đời, phân trở nên vàng và vàng nâu. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn thường đi cầu thường xuyên hơn, lỏng nước hơn so với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bú sữa công thức.

Sau ba tuần tuổi, thói quen đường ruột của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi được điều chỉnh lại từ từ.

Lời khuyên cho bố mẹ nếu sau 72 giờ sau sinh mà trẻ sơ sinh chưa đi phân su, triệu chứng sốt 38 độ thì cần báo cho bác sĩ chuyên môn khám và xử lý, đây là dấu hiệu bất thường có khả năng kèm bệnh lý: bệnh xơ nang, bệnh tuyến giáp, tắc nghẽn đường ruột.

Chăm sóc cơ thể trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đang là cả quá trình tự học ban đầu, học cách thở, điều chỉnh nhiệt độ trên cơ thể để có thể thích nghi với môi trường bên ngoài. Bởi vậy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần thời gian để có thể quen với môi trường bên ngoài. Bởi vậy cả gia đình cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi  tránh việc để trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị lạnh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập gây những bất lợi về sức khỏe cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Bách khoa những lợi ích của sữa mẹ sau đây để giúp bố mẹ cùng cả gia đình trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ không còn nhiều băn khoăn:

  • Giảm đáng kể tần suất nhiễm trùng ở trẻ
  • Giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường ở trẻ trong suốt cuộc đời
  • Giảm nguy cơ khởi phát sớm các bệnh đường ruột mãn tính
  • Giảm nguy cơ phát bệnh dị ứng
  • Giảm nguy cơ bệnh ung thư máu và ung thư tế bào lympho
  • Giảm nguy cơ SIDS- hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi, và giảm tử vong ở trẻ nhũ nhi nói chung
  • Giúp trẻ thông minh hơn
  • Sữa mẹ giúp giảm tỷ lệ viêm ruột hoại tử và nhiễm trùng huyết ở trẻ sinh non
  • Sữa non có màu vàng hoặc màu cam nhạt, khá đặc và dính. Sữa non có ít chất béo, có vị ngọt, giàu protein cà điều quan trọng nhất là thành phần kháng thể trong sữa.

    sữa non

    Đây được coi là những chiến binh giúp trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật, đảm bảo sức khỏe. Bách khoa những lợi ích của sữa non dành cho mẹ:

  • Sữa non có tác dụng nhuận tràng giúp trẻ sơ sinh đào thải các dịch ối cũng như những dịch nằm sẵn trong dạ dày (phân su)
  • Sữa non là công cụ đào thải bilirubin nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh
  • Sữa non là vắc xin an toàn tự nhiên dành cho trẻ sơ sinh
  • Sữa non chứa kháng khuẩn IgA bảo vệ trẻ sơ sinh
  • Sữa non có thành phần leukocytes, một tế bào trắng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho dạ dày trẻ sơ sinh
  • Cách bế và đặt trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

    Một số cách bế trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi an toàn đảm bảo cho hệ xương đang còn non nớt dành cho cả nhà tham khảo:

  • Bế vác: Đầu trẻ sơ sinh dựa vào vai mẹ, mẹ hơi đưa nhẹ. Mẹ ôm chặt trẻ sơ sinh. Tay ôm vào lưng trẻ sơ sinh
  • Bế ngửa: Nhẹ nhàng gối đầu bé lên khuỷu tay trái, cánh tay trái thì đỡ đầu bé, còn bàn tay trái và cổ tay trái che đầu lưng và sườn của bé, cánh tay phải che đỡ dùi bé, bàn tay phải thì đỡ lấy mông và sườn của bé. Vì cổ trẻ sơ sinh rất yếu, không ngẩng lên được nên bế theo kiểu đó thì bàn tay và cổ tay đỡ lấy đầu của bé, làm cho dầu của bé không thể ngả về phía trước, phía sau được
  • Hai cách bế trên là hai cách bế cơ bản nhưng trong thực tế thì mọi người trong gia đình cần vận dụng linh hoạt tùy vào tư thế nằm của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.

  • Bế trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi lên khi trẻ đang ở tư thế nằm ngửa
  • Bế trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi lên khi trẻ đang ở tư thế nằm nghiêng
  • Bế trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi lên khi trẻ ở tư thế nằm sấp
  • Khi đang bế trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mà muốn đặt xuống thì đặt một bàn tay dưới đầu và dưới cổ, còn tay kia nắm lấy mông rồi đặt trẻ từ từ xuống giường. Trong quá trình đặt trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi xuống phải luôn đỡ lấy cơ chân trẻ cho đến khi thấy trẻ hoàn toàn nằm yên trên đệm mới thôi, cuối cùng mới từ từ rút bàn tay đang đỡ đầu và cổ ra nâng đầu lên và từ từ hạ xuống, không rút cánh tay ra một cách quá nhanh hay đột ngột.

    Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi khớp ngậm đúng

    Những ngày đầu sau sinh hãy để tự nhiên chỉ dẫn mẹ và trẻ. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ dậy và bú theo nhu cầu, trung bình từ 6 – 12 lần/24 giờ.

    Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi khớp ngậm đúng

    Bên cạnh đó mẹ cũng cần lưu ý đến khớp ngậm, điều chỉnh tư thế để giúp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bú được tốt nhất trong 1 cữ bú như sau:

  • Điều chỉnh cho cằm trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cắm sâu vào bầu vú mẹ, đầu trẻ ngửa ra góc giữa 140 độ C
  • Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phải ngậm sâu vào quầng vú
  • Mẹ nghe thấy tiếng nuốt sữa ực ực, từ từ trở nên dài hơn và sâu hơn khi dòng sữa chảy ra nhiều hơn
  • Sau bú trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có vẻ thỏa mãn
  • Khớp bú của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đúng bám rất chắc
  • Mẹ cảm thấy việc cho bú không đau đau đớn
  • Trước khi trẻ bú, ngực mẹ cảm thấy đầy, sau cho bú ngực cảm thấy rỗng
  • Nếu nuôi trẻ bằng sữa công thức cần phải chú ý về bình sữa nếu núm vú bình cần hợp lý với tốc độ ăn của trẻ tránh việc trẻ bú được ít sữa, gây cảm giác chán, mệt và ngủ thiếp đi khi ăn chưa được nhiều, hay bị sặc khi bú.

    Tắm và vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

    Chăm sóc vệ sinh rốn là một trong những yếu tố quan trọng khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Rốn phải được giữ sạch, cần giữ cho rốn bé lúc nào cũng phải khô thoáng.  

    vệ sinh rốn cho bé

    Tắm rửa và thay quần áo là biện pháp giúp da trẻ sơ sinh luôn sạch sẽ, giúp tuần hoàn máu thông suốt trong quá trình trao đổi chất. Khi tắm cần chú ý nhiệt độ phòng khi tắm, chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho quá trình tắm và sau tắm cho trẻ.

    tắm cho bé

    Lưu ý cho mẹ:

  • Lựa chọn sản phẩm phù hợp an toàn với làn da của trẻ sơ sinh
  • Chú ý vệ sinh kĩ các vùng như vùng da đầu, các vùng có nếp gấp như nách, cổ, háng…của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
  • Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi một lần không quá dài chỉ cần từ 5 – 7 phút là đủ
  • Cách chăm sóc mắt, khoang miệng, lưỡi, tai, mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

    Đôi mắt của trẻ sơ sinh luôn cần được giữ gìn sạch sẽ. Hàng ngày trước khi rửa mặt bố mẹ cần rửa mắt trước, thật sạch. Bố mẹ chú ý lau sạch dử mắt của trẻ sơ sinh và nhỏ thuốc nhỏ mắt cho trẻ nếu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ đối với trẻ là cần thiết.

    chăm sóc mắt cho bé

    Niêm mạc khoang miệng của trẻ sơ sinh rất non nên bố mẹ tránh gây xây xước. Tuyệt đối tránh dùng mật ong cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi bố mẹ nhé. Trẻ sơ sinh chỉ có thể thở bằng mũi nên bố mẹ cần chú ý vệ sinh để mũi được sạch sẽ tránh ảnh hưởng đến việc thở ở trẻ.

     

    Ráy bẩn trong lỗ tai trẻ sơ sinh cũng cần được vệ sinh nhưng chỉ vệ sinh phần ngoài tránh ngoáy quá sâu gây những tổn thương không cần thiết cho vùng tai của trẻ sơ sinh.

    Những lưu ý về cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi dành cho bố mẹ

  • Không cần cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi uống nước
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Mũi vắc xin viêm gan siêu vi B và vắc xin lao (BCG) phải có sẹo mới tốt
  • Đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là cần thiết nếu đưa bé ra ngoài, nếu nhiệt độ phòng ấm thì mẹ có thể để đầu trẻ được thoáng
  • Quấn trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần tránh ủ quá nóng, chỉ quấn chặt phía vai, ngực đến tay để trẻ được dễ dàng cử động ở hông và chân tránh những ảnh hưởng về xương hông ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
  • Cần lựa chọn các sản phẩm như quần áo, mũ, bao tay chân, tã, miếng lót... dùng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có chất liệu an toàn, lành tính, thấm mồ hôi tốt cho làn da của trẻ.
  • Sức đề kháng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi còn kém, nên khi chăm sóc cho trẻ cần phải rửa tay sạch sẽ. Tránh các động tác biểu hiện tình cảm như hôn áp má bé đều không tốt cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
  • Bố mẹ cùng mọi người trong gia đình cần tương tác trực tiếp cũng như yêu thương tích cực, những âm thanh êm dịu, du dương, vui vẻ, ca từ, đọc thơ,.. là bàn đạp hoàn hảo giúp trẻ phát triển ngôn ngữ những tháng sau.
Nguồn sưu tầm: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh
Zalo
Hotline